Thay đổi màu sắc

Cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức, người đứng đầu ban, ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực đăng ký hộ tịch tại địa phương.

Thứ ba - 04/06/2024 15:42
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao ý thức tôn trọng, tuân thủ, chấp hành pháp luật của Nhân dân và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức, người đứng đầu ban, ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực đăng ký hộ tịch tại địa phương.
​  Luật Hộ tịch quy định về Nội dung đăng ký hộ tịch gồm:  Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch: Khai sinh; Kết hôn; Giám hộ; Nhận cha, mẹ, con;Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; Khai tử.
Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Thay đổi quốc tịch; Xác định cha, mẹ, con; Xác định lại giới tính; Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc huỷ tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.

Về nội dung đăng ký khai tử được quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch: Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.
Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp: Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;  Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử; Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử; Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử; Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định nêu ờ trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.
Nghị định số: 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai tử;  Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:  Làm chứng sai sự thật cho người khác để đăng ký khai tử; Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được đăng ký khai tử.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đang sống; Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục đăng ký khai tử để trục lợi
Xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật vậy nên mỗi cán bộ công chức, viên chức, người đứng đầu ban, ngành, đoàn thể cần phải thực hiện tốt hơn vai trò, trách nhiệm của mình nhằm truyền tải chính xác và hiệu quả quy định của Pháp luật về đăng ký hộ tịch đến nhân dân, người thân của mình mục đích là để họ nhận thức được việc phải tuân thủ pháp luật và thực hiện đúng quy định. Từ việc truyền tải chính xác nội dung quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch bảo đảm cho pháp luật được thực thi một cách nghiêm minh, hiệu quả và để người dân tin tưởng và hài lòng việc thực hiện và giải quyết các thủ tục hành chính tại địa phương.
THÙY TRANG/THÁC MƠ

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây