Thay đổi màu sắc

Chuyển đổi số là gì? Bức tranh tổng quan về Chuyển đổi số và vai trò

Thứ năm - 09/11/2023 17:32
Chuyển đổi số đã và đang trở thành xu thế phát triển của mọi ngành, mọi doanh nghiệp, mọi quốc gia trong kỷ nguyên 4.0. Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu đối với mọi doanh nghiệp, ở mọi quy mô hoạt động và lĩnh vực kinh doanh.

Vậy chuyển đổi số là gì? Tại sao chuyển đổi số lại quan trọng và đại dịch Covid đã làm thay đổi những gì? Câu trả lời sẽ được FastWork cung cấp tại nội dung bài viết sau đây.

Mục lục nội dung:

1. Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số là việc tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bằng việc sử dụng các công cụ, phần mềm, làm thay đổi cơ bản cách doanh nghiệp vận hành và mang đến giá trị cho khách hàng. 
Chuyển đổi số là gì? Hiểu theo phương thức cắt nghĩa cụm từ chuyển đổi số:
  • Chuyển đổi số gồm 2 phần, chuyển đổi và số. Phần số nghĩa là bất cứ công nghệ, máy móc và con người được kết nối với nhau… Chuyển đổi số không chỉ chuyển đổi về công nghệ, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Phần thứ hai là chuyển đổi – nghĩa là sự thay đổi trên toàn quy mô đối với các hợp phần thiết lập ban đầu của doanh nghiệp. Từ mô hình vận hành đến hạ tầng cơ sở của doanh nghiệp”.
  • Từ cách hiểu rõ, doanh nghiệp có thể sẽ có định hướng rõ ràng hơn trong hành trình chuyển đổi số của mình. Đi từ bước nhỏ nhất, nghĩa là phần số, bắt đầu số hóa doanh nghiệp. Đơn giản nhất là số hóa giấy tờ, tưởng như nhỏ bé nhưng đem lại những hiệu quả rất to lớn cho doanh nghiệp. Bắt đầu số hóa tài liệu như là vạch xuất phát trên chặng đường chuyển đổi từ doanh nghiệp truyền thống đến doanh nghiệp số, từ văn phòng “ngập” giấy tờ hồ sơ đến văn phòng 4.0 – không giấy tờ. Từ số hóa đến chuyển đổi, từ văn phòng số chuyển đổi đến văn phòng số và chạm đích hoàn thiện chuyển đổi số.
 
Ngoài ra, tại Việt Nam, khái niệm “Chuyển đổi số” còn được hiểu phổ biến theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.
Hiện nay, chuyển đổi số không chỉ có vai trò quan trọng, chiến lược của các doanh nghiệp mà còn là mục tiêu của khối đơn vị Nhà nước,…
Ngoài ra, chuyển đổi số là sự thay đổi văn hóa đòi hỏi các đơn vị phải liên tục thách thức thực trạng của doanh nghiệp, thử nghiệm thường xuyên và sẵn sàng đối mặt với thất bại. Đôi khi điều này có nghĩa là từ bỏ các quy trình kinh doanh dài hạn mà doanh nghiệp đã thiết lập để chuyển sang một cách tiếp cận mới vẫn đang được xác định.
Bóng đen của đại dịch COVID-19, khiến việc chuyển đổi trong doanh nghiệp trở nên cấp bách hơn, buộc nhiều doanh nghiệp phải tăng tốc, thay đổi nhằm tồn tại giữa thời cuộc.
Để chuyển đổi số trong doanh nghiệp thành công, đó là sự kết hợp ăn ý, nỗ lực từ việc Xác định Quy trình rõ ràng, phù hợp với doanh nghiệp, khả năng tiếp cận của đội ngũ nhân sự và bộ công cụ, phần mềm phù hợp.
Xu hướng chuyển đổi số được xem là tất yếu tối với mọi quy mô doanh nghiệp từ mới thành lập đến các doanh nghiệp lâu năm. 
Chuyển đổi kỹ thuật số nên bắt đầu với một tuyên bố về vấn đề, một cơ hội rõ ràng hoặc một mục tiêu lý tưởng
CIO Jay Ferro của Quikrete
Các nhà lãnh đạo cho rằng việc chuyển đổi kỹ thuật số sẽ mang lại ý nghĩa đối với doanh nghiệp qua cách bạn thực hiện nó.
Dựa trên những điều kiện và nhiệm vụ thực tế trong kỷ nguyên số, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, tháng 6 năm 2020 Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến 2025, định hướng đến năm 2030. Dưới đây là khái quát những nội dung chính.

2. Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia và những nội dung chính

Trích từ Quyết định Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

Mục tiêu của Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2030

 
  • Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
  • Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
  • Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

6 Quan điểm của Chuyển đổi số Quốc gia

  1. Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số
  2. Người dân là trung tâm của chuyển đổi số
  3. Thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số
  4. Phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả
  5. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số.
  6. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

8 lĩnh vực ưu tiên Chuyển đổi số

  1. Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế
  2. Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục
  3. Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng
  4. Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp
  5. Chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông vận tải và logistics
  6. Chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng
  7. Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
  8. Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp

 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây